Cây sứ cảnh
Không Chỉ Là Cây Cảnh

Cách ghép cây sứ lên rễ: ưu điểm và nhược điểm

11/6/2019 2:58:00 PM  

Cách ghép cây sứ lên rễ là cách ghép đã có từ rất lâu. Đây là cách ghép kỹ thuật của anh Theo, thay vì ghép ngọn, giờ đây chúng ta có thể ghép lên từ rễ. Với cách này, bạn sẽ có cho mình một cây sứ phát triển mạnh, củ phình to trông rất đẹp mắt.

scan0037.jpg

Thay vì ghép lên ngọn, bây giờ lại nhổ cây sứ lên, cắt ngang thân bỏ ngọn, để cây khô nhựa rồi trồng ngược ngọn xuống đất. Rễ trong trường hợp này bạn phải phơi ít nhất là 2 – 3 tuần. Trong thời gian phơi, nếu rễ có dấu hiệu teo tóp và mềm, bạn cắt ra thấy có lấm chấm đen như lỗ kim, thì trường hợp đó đã hết thuốc chữa. Ngược lại, nếu phơi 2 – 3 tuần, rễ vẫn cứng, hơi mềm tí do mất nước, bạn cắt thấy mặt trắng phau phai thì có thể tiến hành ghép rễ được.

Khi ấy, chúng ta kéo bộ rễ trở lên trời, chăm sóc cho thật kỹ, không tưới nhiều nước, đợi chừng nào cây sứ ra rễ sống mạnh thì có thể cắt tháp ghép lên rễ, y như tháp ghép lên nhánh, nếu dính thì khoảng vài tháng sau cây sứ ghép lên rễ có thể ra hoa như cây sứ ghép bình thường, nhưng bây giờ chỗ vết ghép lên rễ sẽ phìn to lên. Do phần rễ phình to lên tự nhiên, thành ra chỗ vết ghép ngày càng phình to lên như củ, rễ rất đẹp, lạ. Ngoài ra chỗ vết ghép còn có thể mọc ra thêm nhiều rễ con nữa.

Cách ghép rễ cây sứ

Cũng giống như lúc ta ghép trên thân sứ nhưng bạn nhớ là vì tiết diện rễ lớn, nên bạn cắt bo dài 1 chút, bịt nó mới chắc và đủ mạnh để ép bo xuống. Bạn đặt bo ngay tâm của rễ và trùm bao lại. Rồi quấn dây thun, và chỉnh bốn góc đối nghịch nhau sao cho bịt căng vừa đủ. Các bạn nhớ là rễ không có lõi như cành sứ, nó là 1 mặt phẳng đầy nước, nên nếu bạn xiết bịt mạnh quá làm cái bo nó hơi lõm vào tí thì 99% cái rễ đó sẽ thúi. Vì khi lõm như vậy, no làm dập rễ và thúi là chuyện không thể bàn cãi.

Do bề mặt rễ lớn, nên sự bốc hơi trên bề mặt lớn, để lâu thì ẩm quá sẽ dễ gây thúi bề mặt rễ. Nên tránh bằng cách dùng cái tăm đâm vào bịch khoảng 8 – 10 lỗ cho thoát bớt hơi nước. Việc còn lại là đặt rễ đã ghép lên chỗ có nắng nhưng không bị mưa tạt vào.

Một điều nên lưu ý, nếu ai sợ trồng ngược không sống được thì nên lựa cây nào có 2 – 3 củ rễ thì mới cắt ngang ngọn trồng ngược thân xuống đất. Bạn nên chừa 1 củ rễ chính cho chỉa thẳng lên trời, còn những củ rễ nhỏ xung quanh đều kéo xuống trồng dưới đất. Tất nhiên, những củ rễ nhỏ trồng xuống đất này sẽ nuôi cả cây giúp cây sứ không héo chết. Bây giờ mới ghép lên đầu củ rễ chính chỉa lên trời như bình thường. Cây lúc này sẽ sống mạnh ra theo ý muốn và chỗ ghép càng ngày càng phình to lên rất lạ và đẹp.

Ưu điểm:

Do phần rễ phình to lên tự nhiên, thành ra chỗ vết ghép ngày càng phình to lên như củ, rễ rất đẹp, lạ. Ngoài ra chỗ vết ghép còn có thể mọc ra thêm nhiều rễ con nữa.

Nhược điểm:

Cách này cây sứ bị trồng ngược nên hay bị chết. Tỷ lệ chết cao.

Một số lưu ý khi ghép cây sứ

Vết cắt gọn không bầm dập. Cắt xong phải ghép ngay tránh để qua ngày. Vết cắt quá khô khi ghép rất khó dính.

Tuyệt đối không để dính nước ở vị trí tiếp xúc giữa bo ghép và gốc ghép. Cũng như tiến hành ghép vào lúc trời mưa vì tỷ lệ thất bại do thối cao.

Với ghép rễ, tốt nhất nên lấy phần thân ở giữa của bo nguyên liệu, lấy từ phía dưới cùng là tốt nhất. Tuy nhiên, nếu cái rễ nhỏ tí như thân ghép, thì áp dụng chung như ghép bình thường. Bo già tuy lên chập nhưng đủ cứng không bị dập và cho tỉ lệ sống cao hơn.

Xem thêm:

Hướng dẫn cách ghép cây sứ và chọn bo: Ghép chữ V

Hướng dẫn cách ghép cây sứ và những lưu ý khi ghép: Ghép Ngồi

Tổng hợp

 

Tin tức nổi bật