Cây sứ cảnh
Không Chỉ Là Cây Cảnh

Kỹ thuật ghép hông cây sứ: bí quyết vừa giữ tán đẹp, vừa có hoa mới trên cây

7/18/2019 10:34:00 AM  

Thường khi ghép giống mới, các nghệ nhân thường phải cắt bỏ đi các cành để chồi ghép được nhảy tược mạnh và do đó khó giữ lại bộ tán đẹp. Hoặc chấp nhận chơi cây sứ có bộ tán đẹp nhưng lại không có hoa đẹp. Hoặc tán đẹp, không có hoa đẹp, hoặc có hoa đẹp nhưng mất tán. Bạn sẽ chọn cách nào? Thật ra, vẫn có 1 kỹ thuật ghép sứ giúp chúng ta vừa giữ tán vừa có hoa mới đó chính là kỹ thuật ghép hông cây sứ.

ky-thuat-ghep-hong-cay-su-bi-quyet-vua-giu-tan-dep-vua-co-hoa-moi-tren-cay.jpg

Khi cây sứ đã bị cắt hết tàn, cành thì cây dường như ngừng tăng trưởng vì cây không quan hợp (do mất lá). Cây cũng không hấp thụ được nhiều nước, phân qua việc tưới. Do đó cây sau khi ghép bị khựng lại sự phát triển và yếu đi. Cây cần 1 khoảng thời gian để nuôi các chồi ghép mới và hồi phục để phát triển tiếp tục.

Vì vậy, việc vừa giữ lại 1 bộ tán đẹp vừa giúp cây có hoa mới là 1 nhu cầu hiển nhiên. Chúng ta có hướng giải quyết cho vấn đề này. Rất đơn giản bằng phương pháp GHÉP HÔNG (ghép cấy).

Phương pháp ghép hông cây sứ

Trên 1 cành sứ, ta có thể ghép lên nhiều chồi ghép, không cần thiết phải ghép lên phần ngọn cành mà có thể “cấy” nhiều chồi ghép lên 1 cành. Phần ngọn cành không cắt tỉa nên cành sứ vẫn phát triển, vừa nuôi các chồi ghép mới vừa quang hợp, hít thở giúp cây sứ vẫn khỏe mạnh. Ta sử dụng phương pháp ghép hông cho cây sứ.

Bước 1: Chọn vị trí để ghép: Ta chọn vị trí ghép ở bên hông cành sứ gốc. Dùng dao bén vạt xéo vào hông cành một đoạn 2 - 3 cm. (bên ít bên nhiều chênh lệch nhau khoảng 2/3 cành sứ gốc).

Bước 2: Ngọn ghép có chiều dài 7 - 10 cm, đáy được vạt xéo hai bên theo kiểu vạt nêm, phần vạt nêm dài độ 2 - 2,5 cm.

Bước 3: Sau đó ta đưa ngọn sứ ghép cắm vào cành sứ gốc.

Bước 4: Điều chỉnh cho phần vạt xéo ở ngọn sứ ghép nằm trong chỗ đã vạt ở cành gốc ghép. Dùng nylon băng kỹ - quấn dây băng từ dưới lên trên qua khỏi vết cắt. Lại quấn từ trên xuống và cột dây băng lại.

Bước 5: Kế đến ta dùng bao nylon có kích thước 10 - 25 cm trùm kín cành ghép lại.

Sau 5 - 7 ngày ta có thể tháo bao nylon. Từ 15 - 20 ngày tiếp theo ta tháo băng nơi vết ghép và cắt bỏ bớt phần thừa ở cành gốc ghép.

Thời gian này ta đã có thể đưa cây sứ đã ghép ra nắng và chăm sóc cây bình thường.

Sau khi các chồi ghép ở phương pháp này đã nảy tược và phát triển tốt, đều và phủ hết cây sứ, lúc này, ta có thể cắt bỏ đọt (ngọt) của cành (mang giống cũ, nguyên thủy của cây làm gốc ghép) để các chồi ghép giống sứ mới mọc mạnh hơn.

Phương pháp này cây sẽ không mất sức mà bộ tán đẹp của cây sẽ được giữ lại. Không phải “chờ” các tán mới của giống mới mọc ra tốn thêm nhiều thời gian.

Thường một quy trình ghép như vậy thì 90 ngày sau ngọn ghép sẽ cho hoa lần đầu.

 

Tin tức nổi bật