Cây sứ cảnh
Không Chỉ Là Cây Cảnh

Kinh nghiệm điều khiển cây sứ ra hoa đúng dịp tết

10/24/2019 3:04:00 PM  

Những người yêu sứ luôn muốn hoa của mình ra đồng loạt, rực rỡ nhất vào đúng dịp tết. Để làm được điều này, bạn phải nắm được một số kỹ thuật để điều khiển cây sứ ra hoa đúng dịp tết như nhà vườn. Dưới đây, cây sứ cảnh sau khi tổng kết một số kinh nghiệm của các nhà vườn chơi sứ, chúng tôi xin được chia sẻ một số kinh nghiệm giúp điều khiển cây sứ ra hoa gửi đến các bạn chơi sứ gần xa.

Kinh-nghiem-dieu-khien-cay-su-ra-hoa-dung-dip-tet.jpg

Những việc cần chuẩn bị để cây sứ ra hoa đúng dịp tết

Để có 1 chậu sứ ra hoa đúng dịp tết, tất nhiên phải có kỹ thuật, mỗi năm phải đôn bộ rễ khỏi mặt chậu 1 lần. Trong thời gian 15 ngày đầu tháng 8 âm lịch, ta phải lấy cây sứ ra khỏi chậu, rửa sạch đất, cắt bỏ các rễ phụ, rễ cám và cắt tỉa cành, uốn sửa rễ, củ theo ý muốn, dùng vôi ăn trầu bôi các điểm cắt, để cây sứ trong mát tránh mưa nắng.

Đến cuối tháng 8 âm lịch trồng lại vào chậu, bỏ đất trồng cũ, thay đất trồng mới. Nếu cây sứ còn nhỏ chưa đôn thì đầu tháng 8 âm lịch cắt ngọn non bỏ từ 5 – 10 cm, bôi vôi nơi cắt, để trong mát, phun sương nước để giữ độ ẩm.

Đến đầu tháng 9 âm lịch chỗ cắt sẽ lên 3, 4 đọt non, có 5, 6 lá cho hưởng 60 – 70% nắng. Từ tháng 10 âm lịch trở đi cho hưởng 100% nắng. Có thể dùng rơm, cỏ đậy củ và rễ, chú ý ánh nắng buổi chiều. Bón phân vô cơ PK mỗi tháng 1 lần, không dùng phân đạm, thời gian từ 130 – 150 ngày sẽ ra hoa.

Trồng sứ nên dùng phân hỗn hợp, xốp thoát nước nhanh như tro trấu, trấu mục, phân bò, xơ dừa, cám dừa,… chỉ cần ba bốn thứ nêu trên, lấy mỗi thứ bằng nhau pha trộn đều, tưới nước ướt cho vào chậu hoặc bồn để trồng lại. Phân nửa chiều cao của rễ, củ nằm trên mặt chậu, cắm cây, buộc dây cho cây sứ đứng vững.

Theo dõi nếu thấy cây sứ chậm ra nụ thì phải giảm tưới nước, tăng cường ánh nắng tối đa.

Lúc này nhớ phun sương nước trên thân và lá, không tưới nước dưới chậu, chậu trồng giữ vừa ẩm, chậu trồng sứ có nhiều lỗ thoát nước, kê chậu lên cao khỏi mặt đất từ 5cm trở lên.

Kinh-nghiem-dieu-khien-cay-su-ra-hoa-dung-dip-tet-3.jpg

Cách xem thời tiết để canh thời gian cắt cành cho cây sứ

Muốn cây sứ có được nhiều hoa thì làm theo câu ngạn ngữ “đa tử đa tôn đa phú quí” tức là: không nên để cành sứ thong dong quá dài, cành nhánh phải cắt sau mỗi đợt hoa tàn, cắt nhiều lần, mỗi lần chỉ nới thêm 1 đoạn ngắn thôi, nhiều đoạn ngắn sinh thêm ra nhiều nhánh, nhiều nhánh ắt sẽ đông hoa.

Cây hoa sứ trổ đúng vào dịp tết là phải thực thi theo biện pháp sau đây. Tuy nhiên, cũng dựa trên cơ sở này và tùy theo thời tiết của mỗi vùng mà điều chỉnh sao cho phù hợp:

-          Nếu trong năm trời có mưa đều, khí hậu dễ chịu thì cắt cành sứ vào dịp rằm tháng 7 âm lịch.

-          Nếu trong năm nắng nhiều mưa ít, hạn hán kéo dài thì cắt cành sứ muộn hơn là đầu tháng tám.

-          Nếu trong năm nắng nhiều mưa ít, hạn hán kéo dài thì cắt cành sứ muộn hơn là đầu tháng 8.

Nhưng cắt cành rồi cũng phải để ý theo dõi thời tiết ở cuối năm bằng cách: trông trăng rằm tháng 8. Trăng đục thì có mưa lũ nhiều, sương giá lạnh. Trăng trong thì mưa nắng điều hòa, ít lũ lụt. Đó là kinh nghiệm của nông dân ta thường nói “muốn ăn chắc vụ lúa cuối năm phải trông trăng rằm tháng tám”.

Người trồng hoa để chơi tết cũng có thể áp dụng ở điều này, nhất là việc lặt lá cho cây mai. Riêng với cây hoa sứ thì từ đây ta xử lý như sau: “Trăng đục” thì cúp bớt phần nước tưới trong mùa đông, hoặc dùng mảnh ni lông màu trắng phủ mặt chậu để tránh bớt nước mưa nhiều, không có lợi. Còn “trăng trong” thì không phải lo lắng điều gì. Khi ấy lá sứ từ màu xanh chuyển sang màu vàng rồi rụng, ở đầu đọt ngưng phát triển lá non mà có những mục lốm đốm là thời kì cây đang làm nụ.

Vào giai đoạn cuối năm trời thường mưa, độ ẩm lớn, rầy phát triển rất mạnh, ta nên phun thuốc đề phòng và trừ rầy, đồng thời bón phân kali với liều lượng ½ thìa café gạt, hòa cùng 2 lít nước tưới cho 1 gốc lớn để khi hoa nở khỏi bị rụng sớm mà ở lại với cành thêm vài ba hôm nữa.

Kinh-nghiem-dieu-khien-cay-su-ra-hoa-dung-dip-tet.jpg

Trong thời gian chưa cần kiểm soát cây sứ ra hoa đúng dịp tết, bạn có thể tham khảo qua cách tưới nước cho cây sứ đúng cách TẠI ĐÂY.

Trên đây là những kinh nghiệm được tổng hợp từ các nhà vườn chơi sứ và từ tác giả Huỳnh Văn Thới. Nếu có thêm bất kỳ kinh nghiệm nào khác, rất mong quý đọc giả có thể cùng chia sẻ tại Fanpage Hoa Sứ Việt của chúng tôi nhé. Xin cảm ơn.

 

Tin tức nổi bật